1. Cách mạng tư sản Anh - Chân trời sáng tạo-Lý thuyết Bài 1 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
a) Nguyên nhân
Vào thế kỉ XV - XVI, Anh chứng kiến nhiều thay đổi kinh tế - chính trị - xã hội:
- Nền kinh tế chuyển sang phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội biến động: nông dân bất mãn với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới nổi lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng thiếu địa vị chính trị.
- Chính quyền chuyên chế của vua Sác-lơ I tạo nhiều bất ổn chính trị.
Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để tăng thuế mới nhằm đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, nhưng bị từ chối, khiến mâu thuẫn giữa nhà vua và nghị viện ngày càng sâu sắc.
b) Diễn biến chính
Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
- Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ với ưu thế ban đầu nghiêng về quân đội nhà vua.
- Năm 1648, Nghị viện đánh bại quân đội của vua Sác-lơ I.
Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
- Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước Cộng hòa, cách mạng đạt đỉnh cao.
- Năm 1653, Ô.Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- Năm 1660, chế độ quân chủ được khôi phục sau khi Ô.Crôm-oen qua đời.
- Tháng 12/1688, Nghị viện đảo chính, thông qua Dự luật về các quyền, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
c) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
- Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Ý nghĩa: Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để vì vẫn duy trì ngôi vua và quý tộc mới.
- Đặc điểm: Lãnh đạo bởi giai cấp tư sản và quý tộc mới, hình thức nội chiến.
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ -Chân trời sáng tạo-Lý thuyết Bài 1 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa, làm căng thẳng quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện ngày 16/12/1773, nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn, dẫn đến nghị viện Anh ra lệnh đóng cửa cảng và ban hành các đạo luật hạn chế kinh tế thuộc địa.
b) Diễn biến chính
- Ngày 16/12/1773, người dân Bốt-tơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
- Từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý, nhưng không được chấp nhận.
- Tháng 4/1775, chiến tranh giữa chính quốc và thuộc địa bùng nổ, quân đội thuộc địa do G. Oa-sinh-tơn chỉ huy.
- Ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn Độc lập được thông qua, xác định quyền con người và độc lập của các thuộc địa, hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kì.
- Sau nhiều khó khăn và thất bại ban đầu, quân đội thuộc địa từng bước đánh bại quân Anh.
- Tháng 10/1781, quân đội Anh đầu hàng.
- Tháng 9/1783, Hiệp định Pa-ri được kí kết, Anh buộc phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.
c) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
- Kết quả: Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập cho 13 thuộc địa, hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kì.
- Ý nghĩa: Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ, cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập trên toàn thế giới.
- Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để vì không thủ tiêu chế độ nô lệ.
- Đặc điểm: Lãnh đạo bởi giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô, hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
3. Cách mạng tư sản Pháp -Chân trời sáng tạo-Lý thuyết Bài 1 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
a) Nguyên nhân
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp trải qua nhiều chuyển biến quan trọng:
- Chính trị: Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu, gây nhiều bất bình trong nhân dân.
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên, công - thương nghiệp bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp ngày càng sâu sắc, Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.
- Tư tưởng: Trào lưu Triết học Ánh sáng được đón nhận rộng rãi, thúc đẩy cách mạng.
Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba, đẩy mâu thuẫn lên cao.
b) Diễn biến chính
- Ngày 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti, khởi đầu cuộc cách mạng.
- Tháng 8/1789, Quốc hội lập hiến công bố Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
- Tháng 9/1792, chế độ phong kiến chuyên chế bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập.
- Tháng 1/1793, vua Lu-i XVI bị xử tử, Liên minh phong kiến châu Âu tấn công Pháp.
- Tháng 7/1793, Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính cách mạng, đánh bại liên minh phong kiến châu Âu, cách mạng đạt đỉnh cao.
- Tháng 7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính, lật đổ Rô-be-spie, cách mạng thoái trào.
- Năm 1799, Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, cách mạng kết thúc.
c) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
- Kết quả: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa, khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân.
- Ý nghĩa: Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, tạo ra thay đổi sâu rộng và để lại dấu ấn trong lịch sử châu Âu.
- Tính chất: Cách mạng tư sản.
- Đặc điểm: Lãnh đạo bởi giai cấp tư sản, hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.