TÀI LIỆU BDHSG MÔN LỊCH SỬ 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM HỌC 2023-2024

TÀI LIỆU BDHSG MÔN LỊCH SỬ 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
NĂM HỌC 2023-2024
( Tài liệu đã bao gồm đáp án)
HỌC KÌ I

TÀI LIỆU BDHSG MÔN LỊCH SỬ 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI  NĂM HỌC 2023-2024

CHỦ ĐỀ : CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII 

                                      

Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh? Trình bày kết quả, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng tư sản Anh? Nêu đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Anh. Sự tham gia lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của Cách mạng tư sản Anh? Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế.

 

Hướng dẫn trả lời.

 

* Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh:

- Đầu thế kỉ XVI, kinh tế Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội có nhiều biến động:

+ Nhiều quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,... từ đó, hình thành nên tầng lớp quý tộc mới.

+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,…

+ Xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I cũng tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

=> Như vậy, những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt vấn đề tăng thêm các khoản thuế mới, tuy nhiên, yêu cầu này của nhà vua bị từ chối.

- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, ráo riết chuẩn bị lực lượng để tấn công phe Quốc hội => mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng Anh bùng nổ.

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Tính chất:

+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

* Sự tham gia lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của Cách mạng tư sản Anh?

- Tầng lớp quý tộc mới là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.

- Tuy nhiên, chính sự tham gia của tầng lớp quý tộc là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì:

+ Tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để.

+ Quý tộc mới không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà họ chỉ muốn cải tạo nền quân chủ chuyên chế sao cho phù hợp với lợi ích của mình.

=> Do đó, thể chế chính trị của nước Anh sau cách mạng là quân chủ lập hiến.

- Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế:

Chế độ quân chủ chuyên chế: quyền lực của nhà vua là tối cao và tuyệt đối. Vua nắm trong tay tất cả các quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tất cả thần dân phải tuân theo mọi lời nói, mệnh lệnh của nhà vua.

Chế độ quân chủ lập hiến: vua vẫn là người đứng đầu quốc gia, là biểu tượng của dân tộc, nhưng quyền lực của nhà vua chỉ mang tính hình thức, nghi lễ. Quyền lập pháp được trao cho quốc hội/ nghị viện; quyền hành pháp trao cho chính phủ và quyền tư pháp trao cho tòa án.

 

Câu 2. Lập bảng hệ thống về nguyên nhân, giai cấp lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa, tính chất của Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Hướng dẫn trả lời

Lập bảng hệ thống về nguyên nhân, giai cấp lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa

 

 

 

 

 

Câu 3. Em biết gì về hai nhân vật lịch sử ở các hình bên? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật đó.

 

Hướng dẫn trả lời.

                  Em biết gì về hai nhân vật lịch sử ở các hình bên?

 

- Chia sẻ hiểu biết về Ô-li-vơ Crôm-oen:

+ Trong Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Ô-li-vơ Crôm-oen là người lãnh đạo quân đội Quốc hội chống lại các lực lượng bảo hoàng, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Anh.

+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (năm 1649), Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

+ Trong những năm 1653 - 1658, Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu chính quyền độc tài quân sự ở Anh. Sau khi ông mất (năm 1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ, khiến cho nền quân chủ được phục hồi.

- Chia sẻ hiểu biết về Oa-sinh-tơn:

+ Oa-sinh-tơn là người lãnh đạo quân đội của 13 thuộc địa Bắc Mỹ chiến đấu chống lại ách cai trị của thực dân Anh.

+ Ông là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

 

Câu 4. Nguyên nhân nào dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là gì? Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa, tính chất của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Nêu đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Câu nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 - 9 - 1945)? Mặt sau của đồng 2 đô-la Mỹ (USD) in hình ảnh của sự kiện nào trong Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Ý nghĩa của điều này là gì?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng. => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ…) đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

+ Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.

=> Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là: ách thống trị của đế quốc Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của nhân dân thuộc địa.

- Kết quả:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

+ Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn đoạn văn sau trong bản Tuyên ngôn Độc Lập của Hợp chúng quốc Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

- Mặt sau của đồng 2 đô-la Mỹ (USD) in hình ảnh: Đại biểu 13 thuộc địa Bắc Mỹ thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập (tháng 7/1776).

- Ý nghĩa của sự kiện: bản Tuyên Ngôn Độc lập đã tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ thoát li khỏi chính quốc (Anh), thành lập một quốc gia độc lập, mang tên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

 

Câu 5. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Hãy nêu kết quả của Cách mạng tư sản Pháp. Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp.

 

Hướng dẫn trả lời.

 

            * Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

- Kết quả của cách mạng tư sản Pháp:

+ Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

+ Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

+ Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.

+ Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

- Đặc điểm chính:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

 

Câu 6. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về sự liên quan của Quốc kì, Quốc ca nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.

                                                 

Hướng dẫn trả lời.

 

- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:

+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.

+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.

+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)

 

 

Câu 7. Theo Lênin (V.I. Lênin): “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Em có đồng ý với nhận xét này không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời.

 

Đồng ý với ý kiến cho rằng: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Vì:

- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,

 

Câu 8. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.

Hướng dẫn trả lời.

 

* Điểm giống nhau:

- Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…

- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Tính chất: cách mạng tư sản

* Điểm khác biệt:

Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh

Câu 9. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu". Em biết những thông tin gì về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Vì sao cuộc cách mạng này lại được đánh giá như vậy?

 

Hướng dẫn trả lời.

 

- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.

+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

- Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu"

Câu 10. Cách mạng tư sản có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển lịch sử?

Hướng dẫn trả lời.

 

      Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ XVI kéo dài tới thế kỷ XX vừa có tác dụng tích cực nhưng có những hạn chế mà cách mạng tư sản mang lại:

      * Tích cực:

      - Xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.

      - Tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại.

      * Hạn chế:

      - Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, đó là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa.

      - Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

      - Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội. Các cuộc đấu tranh giai cấp liên tục diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.

 

Câu 11. So sánh điểm giống và khác nhau của các cuộc cánh mạng tư sản thời cận đại.

Hướng dẫn trả lời.

 

      * Giống nhau:

- Nguyên nhân dẫn đến cách mạng : Do sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mẫu thuẫn giữa các giai cấp tư sản, nông dân,.. với chế độ phong kiến hoặc giữa các tâng lớp nhân dân ở thuộc địa với chính quốc,.. ngày càng gay gắt.

      - Lãnh đạo cách mạng: giai cấp tư sản, có nơi là tư sản liên minh với quý tộc mới.

      - Lực lượng cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

      - Nhiệm vụ: xoá bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, chế độ thực dân,.. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

      - Kết quả: đều dành thắng lợi, đưa giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản - quý tộc tư sản hoá lên nắm quyền, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhiều nước chuyển qua giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

      * Khác nhau: về hình thức: nội chiến hoặc giải phóng dân tộc, cải cách thống nhất đất nước.

Câu 12. Đến giữa thế kỉ XVI, nền quân chủ châu Âu đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của giai cấp tư sản; những tư tưởng tự do của trào lưu Khai sáng. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Nê-đéc-lan. Sau Nê-đéc-lan, cách mạng diễn ra ở Anh, Mỹ, Pháp trong các thế kỉ XVII - XVIII. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc cách mạng? Đặc điểm và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó là gì?

Hướng dẫn trả lời.

* Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân:

+ Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

* Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Nguyên nhân:

+Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

Nguyên nhân trực tiếp:sự kiện chè Bô-xtơn.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.

+ Nguyên nhân trực tiếp:Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc       

Câu 13. Cuộc cách mạng công nghiệp được những thành tựu tiêu biểu nào? Đời sống sản xuất và xã hội đã thay đổi ra sao dưới tác động của nó? / C. Mác đã từng khẳng định: Năng suất lao động là cái đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này đối với một trật tự xã hội khác. Cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật nào và tác động ra sao đến quá trình sản xuất và đời sống xã hội?

Hướng dẫn trả lời.

* Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp:

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước.

- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.

- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:

+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)

+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)

- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…

* Tác động của cách mạng công nghiệp:

- Tác động đến đời sống kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.

+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản.

- Tác động đến đời sống xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

Câu 14. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh. Theo em, thành tựu nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Những thành tựu tiêu biểu:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, R. Ác-rai phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.

+ Năm 1785, E. Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 39 lần.

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

- Thành tựu tiêu biểu nhất là: máy hơi nước, vì:

+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

Câu 15. Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức và Mỹ.

Hướng dẫn trả lời.

 

- Cách mạng công nghiệp ở Pháp:

+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830.

+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.

+ Kết quả: kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

- Cách mạng công nghiệp ở Đức:

+ Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX.

+ Phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng, hiện đại và tập trung, trong đó công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.

+ Kết quả: giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.

- Cách mạng công nghiệp ở Mỹ:

+ Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm.

+ Diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng.

+ Kết quả: đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).

Câu 16. Hãy trình bày những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội.

Hướng dẫn trả lời.

 

* Tác động đến đời sống sản xuất:

- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

- Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...

- Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

* Tác động đối với đời sống xã hội

- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản nhờ công nghiệp hoá đã giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị trong xã hội.

+ Giai cấp vô sản ngày càng đông đảo và bị tư sản bóc lột nặng nề.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

- Những mặt trái của cách mạng công nghiệp:

Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường;

+ Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản (nhất là lao động phụ nữ và trẻ em).

+ Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm và tranh giành thuộc địa...

Câu 17. Lập bảng hệ thống những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX ở các nước châu Âu và Mỹ.

Hướng dẫn trả lời.

 

Quốc gia

Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Năm

Nhà phát minh

Tên phát minh

Anh

1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien-ni

1769

R. Ác-rai

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

1784

Giêm Oát

Máy hơi nước

1784

Hen-ri Cót

Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt

1785

E. Các-rai

Máy dệt

1814

Xti-phen-xơn

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

1793

E. Whitney

Máy tỉa hạt bông

1807

Phơn-tơn

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

1831

C.M. Cô-míc

Máy gặt cơ khí

1838

S. Moóc-xơ

Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ

 

Câu 18. Có ý kiến cho rằng: "Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp". Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

 

Hướng dẫn trả lời.

 

Đồng ý với ý kiến “xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Vì:

+ Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.

Câu 19. Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Nếu không dùng máy móc trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ bị đình trệ. Ví dụ:

+ Hoạt động sản xuất của con người chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công, nên năng suất thấp, thời gian để làm ra một sản phẩm sẽ kéo dài hơn,…

+ Thời gian di chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác sẽ lâu hơn…

Câu 20. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX và viết bài giới thiệu (khoảng 200 chữ) về thành tựu đó.

Hướng dẫn trả lời.

 

Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni

Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.

 

CHỦ ĐỀ : ĐÔNG NAM Á NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

 

 

Câu 1. Vào thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây. Quá trình này đã diễn ra như thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước Đông Nam Á có những điểm gì nổi bật? Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực chống lại ách đô hộ đã diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

Câu 2. hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á

- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:

+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);

+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)

+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines).

- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.

Câu 3. Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây:

 

Tình hình

chính trị

Tình hình

kinh tế

Tình hình

xã hội

Tình hình

văn hóa

- Triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

- Chính quyền thực dân thực hiện “cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền”; đẩy mạnh khai thác khoáng sản; mở mang giao thông vận tải.

- Kinh tế Đông Nam Á chuyển biến cục bộ, thiếu cân đối…

- Trật tự xã hội truyền thống bị phá vỡ.

- Kết cấu xã hội có sự thay đổi: gc cũ phân hóa; xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

- Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.

 

Câu 4. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào của tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Nhận xét:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó, đông đảo nhất là nông dân.

+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng, nhưng đấu tranh vũ trang là hình thức phổ biến nhất.

Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến của em.

- Không đồng tình với ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì:

+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm nhập, xâm lược Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ.

+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.

+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của các dân tộc Đông Nam Á.

- Một số tư liệu để chứng minh:

Tư liệu 1. Chính quyền thực dân bán rượu ở khắp nơi, đại lí rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chỉ có 10 trường học, nhưng đại lí rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần trường học” (trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXH Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 38).

+ Tư liệu 2. Trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo: “… hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn

 

CHỦ ĐỀ : CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

 

Câu 1. Hãy mô tả nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gì? Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hãy kể tên một số công ti đa quốc gia có phạm vi ảnh  lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Hướng dẫn trả lời.

 

* Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức); tơ-rớt (ở Mỹ),… Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.

- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

=> Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc.

- Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là: tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:

+ Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền.

+ Sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.

+ Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa đế quốc là: tăng cường xâm chiếm thị trường và thuộc địa. Vì:

+ Thị trường và thuộc địa có vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển hưng thịnh của các nước đế quốc (ví dụ: cung cấp tài nguyên, nhân công để phục vụ cho sự phát triển của chính quốc,…).

+ Vấn đề thị trường và thuộc địa là một trong những yếu tố quan trọng, chi phối đến chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.

+ Việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa cũng dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình chính trị thế giới (ví dụ: làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc; là nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc Chiến tranh thế giới,…)

- Một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay:

+ Walmart (lĩnh vực kinh doanh: bán lẻ)

+ ExxonMobil (lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu)

+ Royal Dutch Shell (lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu)

+ Apple (Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).

+ Samsung (lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).

+ Amazon (lĩnh vực kinh doanh: thương mại điện tử).

+ Microsoft (lĩnh vực kinh doanh: công nghệ).

 

Câu 2. Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Hướng dẫn trả lời.

 

 

 

Đế quốc Anh

Đế quốc Pháp

Đế quốc Đức

Đế quốc Mĩ

Kinh tế

Giống nhau

- Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi nước.

- Tầng lớp tư bản tài chính ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng.

- Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới những hình thức khác nhau.

Khác nhau

- Đứng thứ 3 thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp

- Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

Đối ngoại

Đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa trên thế giới.

 

Câu 3: Qua tình hình các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, hãy nêu những đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó? Chuyển biến quan trọng nhất trong nền kinh tế là gì? Em hiểu gì về quyền lực sự chuyển biến đó?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Qua tình hình các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, những đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế: Sự canh tranh đưa đến tình trạng tư bản lớn “nuốt” tư bản nhỏ, tập trung sản xuất và tư bản, các tổ chức độc quyền ra đời chi phối đời sống xã hội của các nước đó.

* Chuyển biến quan trọng nhất trong nền kinh tế là: Sự hình thành các công ty độc quyền

* Quyền lực của các công ty độc quyền

- Các công ty độc quyền chiếm ưu thế, nắm giữ và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước đế quốc.

- Các công ty độc quyền chi phối tình hình chính trị và phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản các nước.

- Chính sự xuất hiện của các công ty độc quyền, chủ nghĩa tư bản các nước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4: Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa? Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già (Anh, Pháp) và đế quốc trẻ (Mĩ, Đức)? Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa, vì do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng nhiều nên các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.

* Mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già (Anh, Pháp) và đế quốc trẻ (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề về thuộc địa không đều nhau.

* Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gây chiến tranh để chi lại thế giới.

Câu 5: Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830-1840? Kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Châu Âu nửa đầu TK XIX? Nguyên nhân thất bại? Điểm khác so với các phong trào công nhân trước đó?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830-1840: Đấu tranh chính trị, tiến tới đấu tranh vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

* Kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Châu Âu nửa đầu TK XIX: Đều thất bại, song nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, là cơ sở cho sự ra đời lí luận cách mạng.

* Nguyên nhân thất bại:

- Trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp công nhân còn yếu.

- Chịu ảnh hưởng của trào lưu phi vô sản.

- Chưa có lí luận khoa học và cách mạng.

- Thiếu sự lãnh đạo của 1 chính đảng cách mạng.

- Giai cấp tư sản còn mạnh.

* Điểm khác so với các phong trào công nhân trước đó: Giai cấp công nhân đã trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

 

Câu 6: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối TK XIX (Trình bày nguyên nhân, số lượng, quy mô, phạm vi, tính chất, hình thức đấu tranh, mục tiêu và kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX?)? Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối TK XIX? Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là gì? Vì sao sau thất bại của công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối TK XIX (Trình bày nguyên nhân, quy mô, phạm vi, tính chất, hình thức đấu tranh, mục tiêu và kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.

- Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản sâu sắc. Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân. Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.

- Phạm vi: Tất cả các nước tư bản Âu – Mĩ.

- Số lượng:Phát triển nhanh chóng, tăng lên hàng triệu người, điển hình là cuộc đấu tranh ở Mĩ ngày 1/5/1886 hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.

- Qui mô: Lớn.

- Hình thức: Bãi công, biểu tình (có tổ chức).

- Mục tiêu: Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- Kết quả: Thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

* Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối TK XIX

- Ở Anh: Cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn (1899), buộc giới chủ phải tăng lương.

- Ở Pháp: Công nhân giành thắng lợi ở cuộc bầu cử 1893.

- Ở Mĩ: ngày 1/5/1886 hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.

- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883)

* Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

* Sau thất bại của công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển, vì

- Số lượng và chất lượng của công nhân tăng nhanh cùng với sự phát triển của công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

- Mác, Ăng ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào.

- Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.

 

 

Câu 7: Qua những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức đầu thế kỉ XX phản ánh điều gì? Nêu những ưu điểm và hạn chế của công nhân thời kì này?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Qua những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức đầu thế kỉ XX phản ánh

- Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XIX, công nhân ở các nước châu Âu ngày càng đông, ngày càng đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

+ Ở Pháp năm 1831, công nhân Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.

+ Năm 1834, thợ thủ công Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hòa.

+ Ở Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm.

+ Ở Đức năm 1884, công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa phá hủy nhà xưởng

- Những cuộc đấu tranh trên đã thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

- Những cuộc đấu tranh này phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng nâng cao.

* Những ưu điểm và hạn chế của công nhân thời kì này

- Ưu điểm

+ Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp công nhân.

+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, từ đấu tranh kinh tế dần dần chuyển sang đấu tranh chính trị.

+ Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

- Hạn chế

+ Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

+ Vẫn còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.

 

Câu 8: Chứng minh rằng “công xã Pari là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari? Nhứng điểm nào chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản? Vì sao công xã Pari là nước nước kiểu mới? Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới? Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?

Hướng dẫn trả lời.

 

* Chứng minh:

- Nhiệm vụ cấp thiết của công xã là nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản.

- Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri, sau đó là các ủy ban, mỗi ủy ban sẽ có 1 ủy viên công xã đứng đầu và chịu mọi trách nhiệm trước nhân dân. Người này cũng có thể bị bãi miễn.

- Giải tán toàn bộ quân đội và bộ máy cảnh sát cũ để thay thành lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tách nhà thờ ra để hoạt động riêng, còn các trường học, nhà nước không tổ chức dạy kinh thánh.

- Nhiều chính sách tiến bộ khác được công xã thi hành như: cho phép công nhân làm chủ các xí nghiệp mà người chủ trước đó bỏ trốn, kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền lương của xí nghiệp, hạn chế những lao động phải làm đêm,…

- Chủ trương giáo dục bắt buộc với toàn dân và không mất tiền, cải thiện điều kiện làm việc đặc biệt là những công nhân nữ.

Những điều trên cho chúng ta thấy rõ việc tổ chức và hoạt động của Công xã Pa-ri là hoàn toàn mới, tiên tiến hơn, đáp ứng sự mong mỏi của quần chúng nhân dân. Nó hoàn toàn khác so với kiểu nhà nước trước đây, đặc biệt là nhà nước của giai cấp bóc lột.

* Ý nghĩa

- Dù là một nhà nước kiểu mới nhưng Công xã Pa-ri vẫn thất bại. Tuy nhiên, đó lại có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng tới các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới

- Như Lê-nin từng nói, Công xã Pa-ri đã để lại ““một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới”

- Công xã Pa-ri có sự sáng tạo khi đưa ra những chính sách mới cho một nhà nước mới. Đồng thời, nhà nước này hoạt động để phục vụ lợi ích cho đa số nhân dân lao động.

* Những điểm chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản

- Tách nhà thờ ra để hoạt động riêng, còn các trường học, nhà nước không tổ chức dạy kinh thánh.

- Cho phép công nhân làm chủ các xí nghiệp mà người chủ trước đó bỏ trốn

- Kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền lương của xí nghiệp, hạn chế những lao động phải làm đêm,…

- Quy định về giá bán bánh mì.

- Chủ trương giáo dục bắt buộc với toàn dân và không mất tiền

* Công xã Pari là nước nước kiểu mới, vì

- Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sách lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

- Bản chất của công xã là do dân và vì dân, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản.

* Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản

- Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước vô sản.

- Phải có đảng tiên phong lãnh đạo.

- Phải xây dựng được liên minh công nông.

- Triệt để cách mạng, không thỏa hiệp với tư sản phản động.

- Những chính sách của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay:

+ Giáo dục công miễn phí;

+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước; không dạy giáo lí trong nhà trường.

+ cấm đánh đập, cúp phạt công nhân.

+ Bình ổn giá bán của các mặt hàng thiết yếu.

 

hãy cho biết những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri là gì?

Câu 9: Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

=> Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 10. Mô tả một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời.

 

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu 11. Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời.

 

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

 

Câu 12. C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò như thế nào trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Hướng dẫn trả lời.

 

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Câu 13. Tìm hiểu thêm về ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 và ý nghĩa của sự kiện này trong cuộc sống hiện tại.

Hướng dẫn trả lời.

 

- Nguồn gốc của ngày Quốc tế Lao động:

+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.

+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.

- Ý nghĩa của ngày Quốc tế lao động: ngày 1/5 là ngày biểu dương lực lượng và đoàn của công nhân, nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

نموذج الاتصال