Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
1. Cách mạng tư sản Anh
a) Nguyên nhân Cách mạng tư sản AnhNguyên nhân sâu xa:- Vào đầu thế kỷ XVI, Anh là quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất châu Âu.
- Xã hội có nhiều biến động:
- Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo cách tư bản, đuổi tá điền, rào đất, biến đất canh tác thành đồng cỏ nuôi cừu, từ đó hình thành tầng lớp quý tộc mới.
- Nông dân mất đất canh tác, cuộc sống rất khốn khó.
- Xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa giai cấp tư sản và chế độ quân chủ chuyên chế.
- Xã hội Anh dần chia thành hai phe: một bên là vua và lực lượng phong kiến, bên kia là giai cấp tư sản, quý tộc mới, nông dân và người dân thành thị.
- Nền cai trị độc đoán của vua Charles I cũng gây ra nhiều bất ổn chính trị. => Những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scotland, vua Charles I triệu tập Quốc hội, yêu cầu tăng thuế, nhưng bị từ chối.
- Đầu năm 1642, vua Charles I chạy lên phía bắc London, chuẩn bị lực lượng tấn công phe Quốc hội. => Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.
- Tháng 8/1642, vua Charles I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
- Ngày 30/1/1649, vua Charles I bị xử tử. Nền cộng hòa được thành lập, cách mạng Anh đạt đỉnh cao.
- Năm 1653-1658, Oliver Cromwell thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- Năm 1658-1688, nền quân chủ phục hồi.
- Năm 1688-1689, Quốc hội tiến hành chính biến. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
- Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.
- Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Anh.
- Tính chất:
- Cách mạng Anh là một cuộc cách mạng tư sản.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến và chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đặc điểm chính:
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Hình thức: nội chiến.
- Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến.
2. Cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
a) Nguyên nhân chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ- Nguyên nhân sâu xa: Chính quyền Anh ban hành nhiều luật hà khắc kìm hãm phát triển kinh tế của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, khiến mối quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa căng thẳng. => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa, bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ, đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hóa.
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Tháng 12/1773, người dân cảng Boston tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh phong tỏa cảng Boston và ban hành thêm các luật cấm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Đại biểu các thuộc địa họp, yêu cầu vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý, nhưng không được chấp thuận. => Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Bắc Mỹ.
- Tháng 12/1773, người dân cảng Boston tấn công ba tàu chở chè của Anh.
- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ.
- Tháng 7/1776, Hợp chúng quốc Mỹ được thành lập.
- Tháng 10/1777, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại Saratoga, tạo bước ngoặt cho cuộc chiến.
- Tháng 10/1781, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại Yorktown. Quân Anh đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
- Năm 1783, Hiệp ước Versailles được ký kết, Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa.
- Kết quả:
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
- Thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- Ý nghĩa:
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
- Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
- Tính chất:
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc cách mạng tư sản.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì không xóa bỏ chế độ nô lệ và thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
- Đặc điểm chính:
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và chủ nô.
- Hình thức: chiến tranh giải phóng.
- Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống.