[Tải miễn phí] Sử 8 Giáo án mới Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình nước Pháp trước cách mạng * Mục tiêu: HS trình bày được những nét chung về nguyên nhân của cách mạng tư sản Pháp; xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp. https://youtu.be/Bq4wijLKheQ?si=zt3aWAl50bZKC59H * Tổ chức thực hiện: Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ HS tìm hiểu phần 1 SGK và trả lời các câu hỏi sau 1. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng? 2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước Pháp có điểm gì giống và khác nước Anh trước cách mạng? 3. Quan sát hình 2.1, bức tranh cho em biết điều gì về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng? 4. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? 5. Xác định trên lược đồ thế giới địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? 6. Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 trình bày những nét chính về cách mạng tư sản Pháp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - S đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. 1. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng? - HS: đọc SGK từ “về kinh tế ….chế độ cộng hòa” 2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước Pháp có điểm gì giống và khác nước Anh trước cách mạng? + Giống: đều tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế, xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế TBCN với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã hội. + Khác: trước cách mạng Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, còn Anh là nước có nền công nghiệp khá phát triển. Ở Pháp xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ. 3. Quan sát hình 2.1, bức tranh cho em biết điều gì về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng? - HS: hình ảnh người nông dân già, ốm yếu phải cõng trên lưng 2 người đàn ông to béo tượng trưng cho 2 đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc nên lưng của họ phải còng xuống. Từ đó có thể hiểu nông dân phải nộp đủ loại tô thuế cho Tăng lữ và Quý tộc. Tay người nông dân cầm chiếc quốc mòn vẹt là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân nên năng xuất lao động thấp, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp. Dưới chân người nông dân là những con chim, chuột phá hoại mùa màng. Nên đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ… 4. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? - Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế TBCN với những cản trở, kìm hãm của chế độ phong kiến; mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 đứng đầu là giai cấp tư sản, được sự ủng hộ của nông dân, bình dân thành thị với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. - Nguyên nhân trực tiếp: do nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế, đời sống của nhân dân càng cơ cực thôi thúc học nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến 5. Xác định trên lược đồ thế giới địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? - HS: chỉ trên lược đồ - HS khác nhận xét 6. Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 trình bày những nét chính về cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? - HS: đọc sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - GV mở rộng: ngày 14/7 mở đầu cách mạng tư sản Pháp được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Quốc kỳ của nước Pháp xuất hiện lần đầu tiên trong Cuộc cách mạng nước Pháp năm 1789 ở cuộc bạo động phá ngục Bastille (nơi thể hiện sức mạnh quyền lực của chế độ phong kiến, nơi giam giữ nhiều người thuộc đẳng cấp thứ 3) tại thủ đô Paris. Vào thời điểm này, quân lính đã dùng trang phục quân đội với chiếc mũ 3 màu lam – trắng – đỏ vô cùng nổi bật, lá cờ được thiết kế từ 3 màu chủ đạo này. Lá cờ với 3 màu: màu xanh là ý nghĩa của hòa bình, tự do và niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, màu trắng là biểu thị cho sự trong sáng, công lý và công bằng, màu đỏ là máu của những người dân đã anh dũng đứng lên dành lấy độc lập, tự do và bình đẳng cho đất nước. (Có ý nghĩa là Tự do- bình đẳng-bác ái). Quốc kỳ của nước Pháp Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình nước Pháp trước cách mạng * Mục tiêu: HS trình bày được kết quả, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng tư sản Pháp. Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp. * Tổ chức thực hiện: Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ - HS tìm hiểu phần 2 SGK làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi sau 1. Hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp? 2. Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp? 3. Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp? - HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi sau 4. Vì sao nói: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. 1. Hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp? - HS: Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. 2. Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp? - HS: Ý nghĩa “cách mạng …rộng rãi” - HS: Tính chất “đây là…phong kiến” - HS: Đặc điểm “cách mạng tư sản Pháp … Tổ quốc” 3. Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp? - HS: đọc phần “Em có biết?” 4. Vì sao nói: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Do những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp đạt được: “lật đổ chế độ phong kiến…CNTB”, những kết quả đạt được lớn hơn so với cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, đặc biệt đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân tộc, dân chủ trên thế giới. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng - Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế TBCN với những cản trở, kìm hãm của chế độ phong kiến; mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 đứng đầu là giai cấp tư sản, được sự ủng hộ của nông dân, bình dân thành thị với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. - Nguyên nhân trực tiếp: do nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế, đời sống của nhân dân càng cơ cực thôi thúc học nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến 2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp. * Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. * Ý nghĩa: - Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi. * Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến. * Đặc điểm: diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc. https://docs.google.com/document/d/1spGZ3bdTh7r23rjYtvcPfUerZj3NrRPf/edit[Tải miễn phí] Sử 8 Giáo án mới Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Tám tốt